Chế độ ăn cho người ung thư: Ăn gì và kiêng gì?

Một chế độ ăn cho người ung thư rất quan trọng giúp cho bệnh nhân có thể “đối chọi” lại với tử thần. Ăn uống là yếu tố cần thiết để khẳng định tế bào ung thư có khả năng sống sót hay không và kéo dài tuổi thọ cho con người được bao lâu.

Ung thư là gì? Nguyên nhân gây bệnh ung thư

Ung thư là gì?

Ung thư là một trong những nhóm bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người. Đây là nhóm bệnh có sự xuất hiện của các tế bào u bất thường trong một bộ phận nào đó của cơ thể, những tế bào này phát triển không kiểm soát, xâm lấn dần dần tới các mô gần, di căn theo thời gian qua hạch bạch huyết, đi vào mạch máu và nhiều bộ phận khác.

Nguyên nhân gây nên ung thư

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng ung thư. Trải qua nhiều quá trình khác nhau, từ một tế bào đơn lẻ ung thư phát triển mạnh và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nguyên nhân gây nên ung thư bao gồm:

  • Các tác nhân vật lý: các tia cực tím, các bức xạ ion hóa…

  • Các tác nhân sinh học: khói thuốc lá, các chất bẩn trong thức ăn, các chất bẩn trong nước uống, vi khuẩn, ký sinh trùng, các loại virus gây bệnh...

Chế độ ăn cho người ung thư như thế nào phù hợp?

Chế độ ăn cho người ung thư là yếu tố vô cùng cần thiết để con người tiêu diệt những tế bào ung thư trong cơ thể. Người mắc các bệnh lý về ung thư cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng, giảm thiểu bệnh tật.

Những thực phẩm cho người ung thư giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Những loại ung thư khác nhau sẽ có chế độ ăn cho người bị ung thư khác nhau. Cụ thể:

Chế độ ăn cho người ung thư phổi

Bệnh nhân bị chứng bệnh ung thư phổi nên có chế độ ăn nghiêm ngặt. Một số loại thức ăn mà người bị bệnh này nên ăn: trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, thức ăn mềm.

Bên cạnh đó, người bị ung thư phổi cũng nên ăn các loại thực phẩm giàu protein (sữa chua, kem, phô mai…), các chất béo có trong thực vật (dầu oliu, dầu dừa, dầu hạt cải, bơ…), nên uống nước trà xanh hàng ngày.

Điểm mặt các loại nước ép tốt cho người ung thư bác sĩ khuyên dùng

Tuy nhiên các chuyên gia cũng nhấn mạnh chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư phổi nên tránh ăn hải sản, tuyệt đối không uống rượu bia, các chất kích thích, không hút thuốc lá.

Đặc biệt trong chế độ ăn cho người bị ung thư phổi cũng nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại đồ nướng và đồ ăn hun khói. Những thực phẩm này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, ảnh hưởng tới điều trị ung thư phổi rất nhiều.

Ung thư phổi nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư phổi?

Chế độ ăn cho người ung thư gan

Cũng tương tự như người ung thư phổi, chế độ ăn cho người bị ung thư gan nên thường xuyên bổ sung trái cây, rau củ quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Nên sử dụng các loại thực phẩm có ít chất béo (dầu oliu, các loại hạt, dầu hạt cải, dầu gấc…).

Một trong những thực phẩm mà nhiều chuyên gia nhấn mạnh là người bệnh nên bổ sung thịt trắng (ức gà, thịt ngan, thịt vịt…). Những loại thịt này giúp chống chọi với ung thư gan tốt hơn là thịt đỏ.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ngoài ra bệnh nhân bị chứng bệnh ung thư gan cũng nên uống nước trà xanh, nước trà đen hàng ngày. Đồng thời cũng nên ăn sữa chua, các loại sữa hạt rất tốt để hồi phục cơ thể nhanh chóng.

Tuy nhiên bệnh nhân ung thư gan nên tránh và tuyệt đối kiêng: nội tạng động vật, các loại thực phẩm chiên xào, những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn, các đồ uống có cồn và rượu...

Điểm danh 5 món ăn cho người bị ung thư?

Chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn: các loại rau lá xanh, các loại hạt các loại hải sản, vitamin B, các vitamin có thể chống oxy hóa, các loại kẽm, sắt, đồng, iot, selen, omega 3.

Ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì ?Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp ?

Khi bị ung thư tuyến giáp bệnh nhân nên tránh những sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành…), các loại rau cải, thức ăn chế biến sẵn, nội tạng động vật, thực phẩm Gluten, các chất xơ, đường, các chất kích thích (cafe, nước uống có gas…).

Gợi ý thực đơn cho người ung thư trong 7 ngày

Chế độ ăn cho người ung thư vú

Chế độ ăn uống cho người bị ung thư vú nên thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chứa: Protein (tôm, sữa, thịt nạc, cá, trứng…), Lipid (dầu vừng, dầu lạc, dầu gấc, dầu đậu nành…), rau xanh, các loại quả chín, omega 3, vitamin A, C, E.

Nhưng khi bị ung thư vú thì nên hạn chế tới mức thấp nhất các thực phẩm như: các món nhiều dầu mỡ, thức ăn hun khói, các loại thức ăn chế biến nhanh, đóng hộp sẵn, các loại thịt nguội, các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá)...

Chế độ ăn cho người ung thư tụy

Bệnh nhân ung thư tụy nên có chế độ ăn uống thật tốt bao gồm:

  • Tăng cường thêm các loại trái cây và rau củ tươi, sạch.

  • Nên hạn chế ăn những loại thức ăn ngọt.

  • Tăng cường thêm các thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như đậu hũ, đậu phộng, trứng, thịt gia cầm…

  • Nên ăn nhiều tinh bột và các chất xơ như cơm trắng, gạo lứt, các loại hạt dinh dưỡng.

  • Người bệnh cũng nên ăn những thực phẩm chứa các chất béo có lợi cho sức khỏe như bơ, dầu oliu, các loại hạt.

  • Tuy nhiên bệnh nhân nên tránh các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, những món nhiều dầu mỡ, các sản phẩm từ rượu, các chất có cồn và các thực phẩm lên men.

Chế độ ăn uống cho người ung thư đại tràng

Nên chú ý tới chế độ ăn cho người ung thư đại tràng như sau: nên ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi và sạch, nên uống thật nhiều nước mỗi ngày (2,5 lít nước đều đặn). Bệnh nhân cũng nên bổ sung các thực phẩm chế biến từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt.

Sữa dành cho người bị ung thư

Đặc biệt bệnh nhân cần kiêng đường, hạn chế rượu, cà phê, các chất kích thích. Các chuyên gia nhấn mạnh bệnh nhân cần chia nhỏ các bữa ăn để hệ tiêu hóa dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể hơn.

Chăm sóc cho bệnh nhân sau mổ ung thư đại tràng thế nào là tốt nhất?

Ung thư đại tràng nên ăn gì? Thực đơn cho bệnh nhân ung thư đại tràng?

Chế độ ăn cho người ung thư dạ dày

Đối với bệnh nhân bị ung thư dạ dày thì nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ protein (trứng, sữa, phô mai…), tăng cường thực phẩm chất xơ thấp (khoai lang, khoai sắn, khoai sọ…). Nên ăn các loại nấm, bổ sung thêm đậu phụ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng.

Ung thư dạ dày nên ăn gì ?Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày?

Đồng thời bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm có hại cho dạ dày bao gồm: Không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường (kẹo, nước trái cây nhiều đường); Không ăn đồ chua, cay (xoài, cóc, ớt, tương…); Các chất kích thích (rượu, bia, cafe, thuốc lá)..

Khám phá chế độ ăn uống lành mạnh chống ung thư mà không phải ai cũng biết

Chế độ ăn uống cho người bị ung thư máu

Người bị ung thư máu nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho máu: táo tàu, đu đủ, cà rốt, thịt trắng, thực phẩm giàu vitamin trong rau xanh và hoa quả. Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng thêm sữa ong chúa và nhiều loại thực phẩm có lợi khác.

Bệnh nhân bị ung thư máu nên kiêng ăn gì? Người bệnh không nên ăn các loại thịt chứa nhiều đạm (thịt chó, thịt dê, các loại hải sản), các chất kích thích, thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều mỡ, cứng, và các thực phẩm để lâu ngày.

Top 10 thực phẩm ngăn ngừa bệnh ung thư nhất định phải có trong bữa ăn

Chế độ ăn uống cho người ung thư thực quản

Chế độ ăn thực dưỡng cho người ung thư thực quản là: nên ăn các loại bánh mềm, các loại sữa và sữa chua; Trứng, các loại tinh bột, rau xanh, các loại nước trái cây...

Khi bị ung thư thực quản bệnh nhân cũng nên tránh những loại thực phẩm như sau: các thức ăn khô cứng, các loại thịt đỏ, những thực phẩm dưới dạng xiên nướng, nhiều dầu mỡ, những loại thịt hộp, thịt đông lạnh…

Ngoài ra bệnh nhân không nên ăn đồ ngọt, các loại thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá, các loại đồ uống có gas, các chất kích thích khác. Bệnh nhân cũng nên tránh những loại ngũ cốc tinh chế, không ăn nhiều tinh bột vào buổi sáng.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư

Trong chế độ ăn cho người ung thư thì cần chú ý tới triệu chứng bệnh để biết nên kiêng gì, ăn gì thoải mái. Bệnh nhân nên chuẩn bị cho mình một bữa ăn thật chu đáo bằng cách:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, lưỡi và nướu sạch sẽ là điều cần thiết.

  • Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để hệ tiêu hóa làm việc tốt nhất, không nên dùng thêm nước sốt trong các món ăn hàng ngày.

  • Uống thêm nhiều nước vì hóa trị và xạ trị gây cảm giác chán ăn, khô miệng.

  • Nên ăn thức ăn mềm, ăn thêm hoa quả sau khi ăn bữa chính để tăng tiết nước bọt.

  • Hạn chế ăn đồ cay, nóng, lạnh, cứng, hạn chế đồ uống có cồn, các chất kích thích.

Điều trị ung thư là cả một quá trình dài, dai dẳng cho nên đòi hỏi bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng thật tốt. Do vậy hãy chuẩn bị một chế độ ăn cho người ung thư chi tiết, cụ thể để tăng hiệu quả điều trị các bệnh về ung thư này nhé!

Bài viết liên quan

scrolltop