Những thực phẩm nên và không nên ăn trong thực dưỡng

Xu hướng ăn thực dưỡng đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Để nâng cao sức khỏe của bản thân, nhiều người bắt đầu tìm hiểu về chế độ ăn lành mạnh này. Vậy bạn đã biết những thực phẩm thực dưỡng nào nên ăn và thực phẩm nào không nên ăn chưa? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Những thực phẩm nên và không nên ăn trong thực dưỡng

1. Những thực phẩm nên ăn

Ăn theo chế độ thực dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt thường chiếm khoảng 50% lượng thức ăn hằng ngày của mỗi người. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt điển hình là kiều mạch, gạo lứt, lúa mì bulgur, diêm mạch… Ngũ cốc nguyên hạt được cho là thích hợp hơn so với mì ống và bánh mì. Dù vậy, bạn vẫn có thể sử dụng mì ống, bánh mì với số lượng ít.

Các loại rau chiếm khoảng 1/3 lượng thức ăn hằng ngày của bạn. Một số loại rau bạn có thể ăn bao gồm: cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, bí ngô, cải thìa, củ hành, củ cải, cà rốt, mùi tây, bắp cải xanh… 

Các loại rau được sử dụng nhiều trong ăn thực dưỡng

Phần còn lại trong lượng thức ăn của bạn có thể bao gồm: dưa muối, đậu, sản phẩm từ đậu nành, rong biển, dầu thực vật, gia vị tự nhiên (chẳng hạn như muối biển chế biến tự nhiên) …

Chuẩn bị thực phẩm bằng cách hấp hoặc xào được khuyến khích.

2. Không nên ăn hoặc hạn chế

Để thực hiện chế độ ăn thực dưỡng có hiệu quả, bạn cần lưu ý tránh dùng một số thực phẩm nhất định.

Cá, hải sản, sản phẩm từ bơ sữa, thịt gia cầm, trứng… chỉ nên sử dụng vài lần mỗi tháng.

Các thực phẩm mà bạn cần phải loại bỏ khỏi bữa ăn của mình:

- Đồ uống có cồn và caffeine.

- Thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bánh mì trắng và bánh mua ở cửa hàng.

- Bất kỳ thực phẩm nào có thành phần nhân tạo.

- Soda, cả loại thường và loại dành cho người ăn kiêng.

- Đường và các sản phẩm có chứa đường hoặc xi-rô.

- Vanilla.

- Thức ăn cay, nóng.

Lưu ý:

- Bạn cần ăn một cách tập trung, chậm rãi mà không bị phân tâm, chẳng hạn như không nên vừa ăn vừa xem tivi.

- Bạn cần nhai kĩ thức ăn nhiều lần để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

- Khi khát, bạn có thể uống nước lọc và các loại nước khác như trà rễ bồ công anh, trà gạo lứt và cà phê hạt ngũ cốc.

Bài viết liên quan

scrolltop