Chế độ ăn cho người bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày nếu không được phát phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng như loét, đau, chảy máu dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi bị viêm dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì? Sau đây, là chế độ ăn cho người bệnh viêm dạ dày mà không phải ai cũng biết. 

Viêm dạ dày là gì? 

Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm. Tình trạng này xảy ra là do người bệnh bị nhiễm một loại vi khuẩn gây ra hầu hết các vết loét ở dạ dày. Nếu bạn là người thường xuyên uống rượu, bia và sử dụng thuốc giảm đau cũng là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh viêm dạ dày. 

chế độ ăn cho người bệnh dạ dày

Các triệu chứng của bệnh thường diễn biến âm thầm (viêm dạ dày mãn tính) hoặc xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính). Ở một số trường hợp tình trạng viêm có thể dẫn đến loét và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết những người bị viêm dạ dày đều không nghiêm trọng đều có thể cải thiện và điều trị nhanh chóng.

Dấu hiệu chẩn đoán bạn mắc bệnh viêm dạ dày 

Không phải viêm dạ dày nào cũng có biểu hiện rõ ràng ra các triệu chứng và có dấu hiệu rõ ràng, đặc biệt là là viêm dạ dày do nhiễm khuẩn. Thế nhưng vẫn có một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết có tình trạng viêm dạ dày đó là:

- Đau bụng vùng thượng vị: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình nhất, lúc này niêm mạc dạ dày bị tổn thương và phải chịu thêm tác động của acid dạ dày. Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau khi quá đói hoặc quá no, sau đó xuất hiện những cơn đau bất thường với tần suất thường xuyên hơn và nặng hơn. 

- Chướng hơi, đầy bụng và khó tiêu: Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu nhưng người bệnh rất dễ dàng bỏ qua.

- Ợ chua hoặc ợ hơi 

- Chán ăn, ăn kém và sụt cân

- Buồn nôn và nôn: Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu màu đen, đi ngoài phân đen. Đồng thời, xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu như choáng váng, chóng mặt và xảy ra tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa.

Nguyên nhân bị viêm dạ dày 

- Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây là một trong những thủ phạm chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn HP này có thể sống và sinh sản ở lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp nhầy bị phá hủy sẽ gây viêm dạ dày. 

- Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm: Nếu sử dụng các loại thuốc này thường xuyên sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin - một chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị giảm sút gây viêm dạ dày. 

 - Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ và anh chị mắc bệnh viêm dạ dày thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn người bình thường. 

- Yếu tố tâm lý: căng thẳng, suy nghĩ và stress lâu ngày cũng dẫn tới viêm dạ dạ dày. 

- Tiêu thụ thức uống có cồn và thuốc lá. 

- Thói quen sinh hoạt không khoa học

- Ăn đồ nhiều dầu mỡ, khó tiêu và đồ cay nóng 

   nguyên nhân viêm dạ dày

Chế độ ăn cho người bệnh viêm dạ dày 

Người bệnh viêm dạ dày nên ăn gì?

- Sữa chua:
Một trong những thực phẩm dành cho người bệnh viêm dạ dày, đầu tiên phải nói đến sữa chua. Trong sữa chua có hàng nghìn các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và làm sạch đường ruột. Với tính axit nhẹ không làm dạ dày có thêm axit khi ăn. Ngoài ra, sữa chua là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp bảo vệ dạ dày ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Hp, Ecoli.

- Kẽm 
Các loại thực phẩm như cá, thịt, tôm… là nguồn thực phẩm chứa kẽm dồi dào giúp làm lành các vết viêm, loét dạ dày. 

- Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: cơm tẻ, bánh Chưng, bánh mỳ, yến mạch,.. đều là những thực phẩm mà người viêm dạ dày nhất đinh phải có trong bữa ăn bởi nó có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. 

- Thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị: Xây dựng chế độ ăn cho người viêm dạ dày nhất định không được bỏ qua những thực phẩm như: đường, bánh kẹo, bánh quy, mật ong… là những thực phẩm có tác dụng hút acid làm giảm tự tiết các acid dịch vị rất tốt cho dạ dày. Hoặc những món ăn từ đồ nếp, bột sắn hay các loại khoai cũng có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất tốt. 

- Bổ sung chất xơ
Người bị viêm dạ dày rất khó có thể hấp thụ được các chất vitamin và khoáng chất. Vì vậy, bạn cần ăn nhiều các loại rau có màu xanh đậm, đỏ và vàng như: bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, bí đỏ…. Những thực phẩm này chứa một lượng các Vitamin A, B,C E, và D dồi dào cùng các nguyên tố acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie góp phần nhanh chóng làm lành các vết thương. 
 

 Người bệnh viêm dạ dày không nên ăn gì?

- Người bị viêm dạ dày tuyệt đối không sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích như: bia rượu, trà, cà phê… hoặc ăn các loại thực phẩm già như đậu, rể cây, củ cải và các gia vị nóng như ớt, gừng khô và tiêu.

- Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào và nướng có nhiều gia vị. Không ăn những thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và các thoại thức ăn cứng và khô… 

- Không ăn những loại quả có vị chua như: chanh, xoài, khế, cam, bưởi chua, dứa, thực phẩm lên men như dấm, mẻ … đặc biệt là khi bụng đói vì gây tăng acid dạ dày. 

- Hạn chế ăn những thực cẩm như dưa cà, hành hẹ, cần tây các loại nước uống có ga, nước ngọt … sẽ gây đầy hơi chướng bụng. 

>>Xem thêm: Chế độ ăn uống lành mạnh giúp đẩy lùi bệnh tật và bảo vệ sức khỏe 

Một số lưu ý ăn uống cho người bị viêm dạ dày 

- Nên cắt nhỏ thức ăn, nấu nhừ và nên chế biến luộc, hấp hoặc om để giúp người bệnh dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn hơn. 

- Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa làm các việc riêng như đọc sách, lướt web, xem phim… 

- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để tiêu hóa và trung hòa acid 

- Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh hơn, gây chảy máu dạ dày… Nếu ăn quá no ảnh hưởng đến quá trình trộn đều thức ăn, tăng cọ xát làm tăng những cơn đau.

Ngoài ra, để có chế độ ăn cho người bệnh viêm dạ dày lành mạnh bạn có thể dùng thêm thực dưỡng miễn dịch Nutri Ancan. 
Nutri Ancan được sản xuất trên công nghệ hiện đại của Nhật bản với thành phần gạo lứt huyết rồng nảy mầm, các loại hạt như: đậu đỏ, đậu Hà Lan, hạt kê, mè đen…với nguồn nguyên liệu 100% từ thiên nhiên không chứa chất bảo quản. 

 Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như lipid, protein, các axit amin và các khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng hoàn toàn phù hợp cho người bệnh viêm dạ dày.

Bài viết liên quan

scrolltop