Thực dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường

Theo quan niệm của thực dưỡng, nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường là ăn quá nhiều loại thức ăn tinh bột xát trắng trong thời gian dài và dùng quá nhiều chất béo.

Tinh bột xát trắng hoàn toàn khác với tinh bột thô như gạo lứt chưa qua chế biến. Gạo xát trắng không còn chất cám, mất gần hết vitamin, khoáng chất, chất xơ, làm rối loạn đường huyết và làm suy yếu tụy.

Ăn quá nhiều chất béo thì máu dư thừa chất béo, đường bị bao bọc bởi chất béo, không thể thấm qua màng tế bào và mạch máu để nuôi dưỡng cơ thể, kết quả là trong máu thịt thừa đường và trong tế bào thì lại thiếu đường.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính: tiểu đường phụ thuộc insulin và tiểu đường không phụ thuộc insulin. Vì vậy, dinh dưỡng đối với bệnh tiểu đường là cả một nghệ thuật.

Một số chế độ thực dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo:

Thực dưỡng đối với bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin

Thức ăn chính: cơm gạo lứt, có thể trộn với đậu đỏ, ăn với muối vừng, mỗi bát cơm ăn từ 1-2 muỗng muối vừng. Nhai kĩ rồi mới nuốt.

Thức ăn phụ: gồm rau củ xào khô, củ hành xào tương misô, súp tóc tiên, cá chép, cá cơm hầm, cá cơm kho, bí ngô, cà rốt, ngưu bàng, củ hành ta, củ cải khô muối, dưa cải chấm tương misô. Về uống thì có thể uống trà gạo lứt rang, trà 3 năm, trà phổ tai (rong biển).

Người bệnh cần hạn chế các thức ăn sau đây: Thức ăn động vật, ngoại trừ cá chép, cá cơm, cá bống, tép riu; tránh ăn hải sản, các chế phẩm từ sữa, kem lạnh, các thức ăn và đồ uống có đường, các loại trái cây gia vị cay nóng, cà chua, khoai tây, các loại cà, dưa quả và nấm. Đặc biệt, người bị tiểu đường phải kiêng dấm, vì dấm sẽ làm bệnh nặng thêm.

Thực dưỡng đối với bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin

Thức ăn chính: cơm gạo lứt, mì gạo lứt, nhai kĩ rồi mới nuốt, nhớ dùng ít muối.

Thức ăn phụ: súp cà rốt, ngưu bàng, nấu trong 35 phút, cháo đậu đỏ cộng phổ tai (rong biển), bí đỏ, cá chép kho, súp cá chép. Nộm dưa chuột, mỗi tuần chỉ ăn một lần. Cà tím nấu với tương, mỗi tuần ăn một lần.

Chú ý ăn thêm củ cải trắng, bí đao, đậu phụ, uống trà gạo lứt, trà lá già.

Người bệnh tạm thời hạn là thực phẩm động vật, hải sản, chế phẩm từ sữa, kem lạnh, trứng, nước súp thịt, rượu, nước ngọt, thức ăn có đường, trà đen, cà phê, đặc biệt phải kiêng dấm

Dưới đây là thực phẩm nên và không nên chung cho bệnh tiểu đường

- Thực phẩm nên hận chế: Đường, dưới mọi hình thức Măng, cà, giá, nấm, khoai tây, dưa chuột, dưa leo, đậu ve. Cà ri, tiêu, ớt, các đồ gia vị kích thích. Đa số các loại đậu hạt và rau củ, trái cây (có một số ít những loại ăn được trong thời gian chữa trị bệnh tiểu đường) Sản phẩm động vật, thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, bơ, mật ong, mật gấu.

- Thực phẩm được dùng trong thời gian chữa bệnh tiểu đường: Cốc loại nguyên bản, toàn phần, nguyên cám: gạo lứt (gạo lức), lúa mì, lúa mạch, đại mạch, hắc mạch, yến mạch, bắp, kê, bobo, diêm mạch. Rau củ: su, sú lơ, hành, cà rốt, bí đỏ, củ cải đỏ, xà lách xon, bồ công an, rau đắng, cần tây. Mấy thứ này là tốt nhất, nên hấp hoặc xào với dầu mè, chỉ nêm muối (không bột nêm hay không bột ngọt, không nước mắm có chất bảo quản, không nước tương có chất bảo quản, không tất cả những đồ có chất bảo quản). Đậu hạt: xích tiểu đậu, đậu đỏ nhỏ, mè nguyên vỏ đen hoặc vàng. Trái cây: Dâu tây, táo tây (loại trồng hữu cơ hoặc nông nghiệp vô vi)                             

Lưu ý quan trọng Ăn thực phẩm trong vùng, không quá 50km-60km Phân lượng: 70-100% cốc loại (đặc biệt, gạo lứt – gạo lức), 0-30% rau củ, đậu hạt. Càng nhiều cốc loại càng mau lành bệnh tiểu đường. Rau củ, đậu hạt càng ít càng tốt. Trái cây có thể bỏ hẳn. Nhai kỹ: 30 – 300 lần mỗi miếng nhai, nhai càng kỹ càng mau hết bệnh. Ăn vừa đủ, tùy nhu cầu, thấy vừa chớm no là ngưng ăn.  

Bài viết liên quan

scrolltop