Cách chế biến món ăn chay thực dưỡng thơm ngon và đa dạng

Chế độ ăn chay thực dưỡng ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi bởi lợi ích của nó. Tuy nhien, khi bắt đầu với chế độ ăn thực dưỡng, chắc hẳn bạn sẽ không tránh khỏi những loay hoay trong việc chế biến các món ăn. Sau đây là những công thức chế biến món ăn thực dưỡng giúp bữa ăn của bạn thêm phong phú và dạng hơn. 

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm trong món ăn chay thực dưỡng

Một điều mà bạn cần ghi nhớ khi ăn chay thực dưỡng chính là lựa chọn thực phẩm. Các loại thực phẩm đều là ngũ cốc và các loại rau củ tự nhiên, không chứa chất bảo quản, không phải là thực phẩm đông lạnh. 

Chế độ ăn này có gạo lứt và muối mè là 2 thực phẩm chủ đạo. Một bữa ăn theo chế độ thực dưỡng cần đảm bảo các yếu tố thực phẩm cân bằng Âm Dương:

- Thực phẩm mang tính dương như: muối, trứng, thịt, cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, yến mạch, gạo tẻ, gạo nếp, lúa mì, hạt kê…)

- Thực phẩm mang tính Âm: Đậu, các loại rau củ, sữa, đường, trái cây… 

Khi chế biến món ăn thực dưỡng tốt nhất nên cố gắng chế biến dựa trên sự quân bình âm - dương. 

món ăn chay thực dưỡng

Các chế độ ăn chay phổ biến hiện nay 

- Ăn chay kiểu lacto: Những người ăn chay theo chế độ này sẽ kiêng các loại thịt, cá, trứng và thịt gia cầm. Tuy nhiên vẫn có thể tiêu thụ những chế phẩm từ sữa. 

- Ăn chay kiểu lacto-ovo: Những người ăn chay theo chế độ này sẽ không tiêu thụ các thực phẩm như thịt, cá, gia cầm. Tuy nhiên có thể ăn các chế phẩm từ sữa và trứng.

- Ăn chay kiểu ovo: Không được ăn các loại thịt, thịt gia cầm, cá và sữa. Tuy nhiên có thể ăn trứng. 

- Ăn chay kiểu Pescetarian: Người ăn chay kiêng thịt và các loại gia cầm trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có thể ăn các loại cá, trứng và sữa. 

- Ăn thuần chay: Những người ăn chay sẽ kiêng hoàn toàn các thực phẩm có nguồn gốc động vật, gia cầm, trứng cả sữa và mật ong. 

-  Ăn chay linh hoạt: Người ăn chay chủ yếu thường xuyên kết hợp với các loại, thịt cá và gia cầm.

Một số món ăn chay thực dưỡng cơ bản 

Cơm lứt cuộn rong biển

Một món ăn thực hiện theo phương pháp thực dưỡng, lại dựa trên nguyên lý quân bình âm dương. Cơm lứt cuộn rong biển là món ăn vừa lạ miệng, vừa ăn chay

cơm gạo lứt rong biển

Cháo gạo lứt 

Chuẩn bị: 100g gạo lứt, 50g đậu đỏ. 50g hạt sen, mơ muối, phổ tai, bột nghệ. 

Quy trình thực hiện: 

Bước 1: Gạo lứt, đậu đỏ vo sạch lọc sạn.

Bước 2: Đun sôi nước, cho đậu đỏ vào trụng qua rồi vớt ra để ráo. 

Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi áp suất, đun sôi 20 phút, tắt bếp để nửa tiếng sau đun tiếp 2 lần, mỗi lần 20 phút.

Cuối cùng bạn đã có món cháo gạo lứt thơm ngon, bổ dưỡng có thể ăn kèm cùng rau thơm hoặc hành lá. 

Ngoài ra, các bạn có thể thêm các loại rau củ để thành món cháo thập cẩm.

 Lưu ý: Nếu cho rau củ bạn không nên cho từ đầu vì như thế dễ bị nồng. 

cháo gạo lứt

Cơm cốm gạo lứt

Hãy làm đa dạng thực đơn ăn chay thực dưỡng của bạn bằng việc chế biến gạo lứt thành cốm. Bạn không nên ép bản thân theo bất kỳ khuôn khổ nào, chỉ cần tuân thủ quy luật âm - dương, thuận theo tự nhiên, nhai kỹ và không để lãng phí dư thừa.

Cơm lứt hạt kê hoặc bắp

Chuẩn bị: Kê, gạo lứt. 

Quy trình thực hiện: 

Bước 1: Đãi kê cho sạch, sau đó để riêng ngâm 15 phút và vớt ra để ráo nước. 

Bước 2: Với gạo lứt đãi sạch, ngâm nước từ 1,5 - 2 tiếng và vớt ra để ráo nước. 

Bước 3: Cho nước sạch vào nồi đôi sôi, đậy vung và đun lửa lớn cho nhanh sôi. Bỏ thêm gạo vào, dùng đũa khuấy đều và đậy vung lại, để sôi lại 10 phút. Mở vung, nêm muối. 

Khi cơm cạn nước, cho hạt kê vào trộn đều và đậy vung tiếp cho cơm chín. Khi cơm chín ăn cùng muối mè. 

Cơm gạo lứt muối mè

Đây là một trong những món ăn chủ đạo của phương pháp ăn thực dưỡng. 

cơm gạo lứt muối mè

Bánh đa kê 

Giòn tan của bánh, thơm mùi mè và ngọt bùi của đậu xanh và dừa. Một món ăn dân dã, vừa miệng và có thể làm đa dạng thực đơn ăn chay thực dưỡng của bạn. 

Bài viết liên quan

scrolltop