Lưu Ý Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: chiều cao, cân nặng, trí tuệ,... Nếu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khoảng thời gian này thì trẻ nhỏ khi sinh ra sức đề kháng sẽ yếu, dễ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là những bệnh suy dinh dưỡng, tim mạch,....

Vì sao cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng bởi:

- Trong giai đoạn tam cá nguyệt (3 tháng đầu thai kỳ) thì đây là một trong những giai đoạn phát triển nhất của em bé khi nằm trong bụng mẹ, đặc biệt là với những bà mẹ mới mang thai lần đầu tiên.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

- Trong 3 tháng đầu thai kỳ: não bộ, hệ thần kinh, tủy sống của em bé bắt đầu được hình thành và phát triển. 

- Song hành với đó là các hệ tuần hoàn, hệ cơ quan tim mạch và nội tạng, cùng tứ chi, chân, tay của trẻ cũng đang trong giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ.

Chính vì vậy trong giai đoạn ba tháng đầu, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu rất quan trọng. Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển hoàn thiện các bộ phận, cơ quan nội tạng và trí tuệ.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như: sắt, canxi, vitamin, protein, axit folic, i-ốt,... Nếu thiếu những dưỡng chất này, thai nhi sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, bị nhiều dị tật và dễ gây sảy thai ở bà bầu.

Dinh dưỡng thực dưỡng cho người mang thai

dinh dưỡng bà bầu

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ gồm những loại thực phẩm nào?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng vừa phải tĩnh dưỡng, vừa phải có chế độ ăn riêng biệt và đủ chất. Tuy nhiên, ở từng tháng mang thai khác nhau mà bà bầu cần bổ sung thêm những chất dinh dưỡng khác nhau như:

1. Tháng đầu mang thai:

Ở tháng đầu tiên khi mang thai, bà bầu thường xuyên xuất hiện những triệu chứng như: bụng thường xuyên bị khó chịu, đau bụng, buồn nôn, thèm ăn các món có vị chua,... đây là những triệu chứng của giai đoạn nghén khi mang thai trong tháng đầu. Do cơ thể của bà bầu bị thay đổi lượng hormone nội tiết tố tăng cao. Để thay đổi giai đoạn nghén thai kỳ, bà bầu có thể khắc phục các triệu chứng này bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như:

- Các loại ngũ hạt ngũ cốc như: hạt óc chó, hạnh nhân, macca,...và các loại rau xanh như: măng tây, đậu Hà Lan, đậu cove,...

dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu

-  Vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, các bà bầu cần bổ sung thêm sữa vào bữa ăn hàng ngày để bổ sung thêm canxi, tránh cho trẻ bị loãng xương, còi xương.

- Trong tháng đầu thai kỳ, bà bầu nên bổ sung thêm sắt trong khẩu phần ăn như các loại thịt đỏ: có thể kể đến như thịt bò, thịt lợn,... kèm theo đó là các loại thịt gia cầm: chim, gà,... hoặc uống bổ sung thêm viên sắt. Sắt sẽ giúp các bà bầu ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu, cung cấp đầy đủ máu cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Những lợi ích tuyệt vời của việc tập yoga bầu 

2: Tháng thứ hai mang thai:

Trong tháng thứ hai của thai kỳ, mẹ bầu cần tiếp tục bổ sung thêm sữa, lòng trắng trứng gà,... sẽ rất tốt cho thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt, đặc biệt là axit folic: thịt lợn nạc, thịt bò, rau bina, đậu bắp, cà chua, súp lơ, khoai tây, măng tây, củ dền,.... Và các loại hoa quả như: quýt, bơ, cam,... và các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt như: hướng dương, đậu phộng, macca, hạnh nhân, óc chó,...

dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2

Đồng thời trong giai đoạn này, mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày.

3: Tháng thứ ba mang thai:

Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác cơ thể được bình thường trở lại do tình trạng ốm nghén đã giảm dần. Lúc này, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn.

Trong giai đoạn này mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chức năng và vitamin theo chỉ định của bác sĩ để cung cấp cho thai nhi những chất cần thiết, giúp thai nhi phát triển. 

Trong thực đơn hàng ngày, mẹ bầu cũng nên ăn nhiều các loại hoa quả, trái cây và rau xanh hơn. Đặc biệt là các loại rau như: rau bina, súp lơ xanh, cải chíp, bí đỏ, cà rốt, măng tây,...

dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3

Đặc biệt, để tốt cho thai nhi, mẹ bầu nên uống nhiều sinh tố, nước ép hoa quả đồng thời cần uống thêm nhiều nước lọc hàng ngày.

Những loại thực phẩm cần tránh trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Ngoài những loại thực phẩm tốt cần được các bà bầu bổ sung thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày thì các mẹ bầu cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm như:

- Quả đu đủ: đu đủ chín tuy rất tốt cho sức khỏe con người nhưng trong giai đoạn mang thai đặc biệt là tháng thứ 3 của thai kỳ thì đu đủ cần được mẹ bầu tuyệt đối tránh không nên ăn kể cả đu đủ chín hay xanh bởi trong quả đu đủ có chứa loại enzym gây co thắt tử cung, dễ sảy thai.

- Quả dứa: cũng là một trong những loại hoa quả tốt tuy nhiên đối với các bà bầu trong giai đoạn này thì không nên ăn nhiều dứa. Bởi trong quả dứa chứa nhiều chất bromelain khiến tử cung co thắt, dẫn đến nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu rất cao.

- Nội tạng động vật: gan, tim, phổi,... đều là những loại thực phẩm không hề tốt cho thai nhi.

- Cua: tuy được biết đến như một sản phẩm giàu canxi nhưng cua lại không nên được các mẹ bầu ăn trong giai đoạn này. Vì cua chứa nhiều cholesterol cao gây co thắt tử cung, xuất huyết tử cung rất dễ sảy thai.

- Nha đam: có thể làm xuất huyết vùng chậu, không tốt cho thai nhi.

- Các sản phẩm từ sữa: sữa chứa nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên trong giai đoạn bầu tháng thứ 3 thì các mẹ bầu nên tránh uống các loại sữa chưa tiệt trùng vì sẽ dễ gây đau bụng, tiêu chảy,...

- Chùm ngây: cũng là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại dễ gây sảy thai.

- Các chất kích thích chứa nhiều cồn như bia rượu, các chất độc hại gây nghiện như ma túy, thuốc lá,... là một trong những loại thực phẩm rất độc hại cho thai nhi và các bà mẹ mang bầu gây lưu thai hay thai chậm phát triển.

- Thực phẩm sống: Tất cả những loại thực phẩm sống từ động vật, rau xanh chưa chín, sống, tái chín, gỏi sống,... đều chứa nguy cơ mắc các bệnh đường ruột và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của mẹ bầu và thai nhi.

- Hải sản: Trong thời gian này, các bà bầu cũng nên tránh ăn các loại hải sản vì những loại thực phẩm này thường chứa hàm lượng thủy ngân cao. Đặc biệt là các loại như cá kiếm, cá ngừ, cá kình, cá thu,... Thay vào đó mẹ bầu nên ăn các loại cá lành tính hơn như: cá cơm, cá hồi, tôm,...

- Muối: Khi mang bầu tháng thứ 3, các bà bầu không nên ăn quá nhiều muối, bởi khi ăn mặn các bà bầu sẽ dễ tăng huyết áp, nhiễm độc thai nhi, rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt dễ gây các biến chứng phù nề và tai biến khi sinh con.

Với những thông tin ở trên, nhãn hàng Nutri Ancan hy vọng sẽ giúp cho các chị em đang và chuẩn bị mang thai sẽ có thêm những kiến thức cho việc bảo vệ sức khỏe của mình nói chung và chuẩn bị tốt cho bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh nói riêng, một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu tốt nhất.

Bài viết liên quan

scrolltop