[Hỏi & Đáp] Ăn chay tháng 7 có ý nghĩa gì? Nên ăn chay vào những ngày nào trong tháng?

Tháng 7 âm lịch hàng năm luôn là thời điểm nhiều người dân Việt Nam lựa chọn ăn chay để báo hiếu cho cha mẹ, những người đã mất, cầu phúc cho bản thân và gia đình những điều tốt đẹp. Vậy ý nghĩa của việc ăn chay tháng 7 là gì và nên ăn chay vào những ngày nào trong tháng?

Ý nghĩa của việc ăn chay tháng 7

Ý nghĩa của ăn chay tháng 7 dưới góc độ khoa học

Dưới góc nhìn của khoa học, tháng 7 âm lịch chính là thời điểm giao mùa từ hè sang thu nên thiên nhiên có nhiều biến động (mưa, lũ lụt, gió, dịch bệnh). Đây cũng là lúc mà năng lượng Âm Dương được chuyển hóa khiến con người xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực, dễ nổi nóng và gây ra những tai nạn, bạo động trong xã hội.

Ăn chay tháng 7 giúp con người cầu phúc cho cha mẹ và tu tâm dưỡng tính

Thiên tai và dịch bệnh cũng có khả năng tác động đến tâm thức con người, chính vì vậy mà nhiều người đã ăn chay kết hợp với làm việc thiện với mong muốn tích thêm phước đức, cầu mong bản thân sớm vượt qua hoạn nạn khó khăn. Bên cạnh đó, việc ăn chay vào tháng 7 cũng giúp cơ thể cân bằng năng lượng, tâm tình nhẹ nhàng và sáng suốt hơn.

Ý nghĩa dưới góc độ Phật giáo

Ăn chay tháng 7 có ý nghĩa gì? Giúp con người nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng, hạn chế sát sinh, hướng thiện và tích thêm nhiều công đức.

  • Ăn chay giúp tránh nghiệp báo sát sinh: bởi đây là tội ác sẽ gặp phải quả báo theo kinh Phật, việc ăn chay tháng 7 sẽ giúp tránh được tội lỗi sát sinh, tránh nghiệp luân hồi.
  • Ăn chay để báo hiếu cha mẹ trong đại lễ Vu Lan báo hiếu (rằm tháng 7): ăn chay vào thời điểm này giúp cầu chúc cho cha mẹ luôn bình an, mạnh khỏe, tránh khỏi kiếp ngạ quỷ nếu bậc sinh thành đã mất.

Ăn chay tháng 7 vì sức khỏe

Bên cạnh ý nghĩa về khoa học, tôn giáo, ăn chay còn giúp tăng cường sức khỏe con người, nâng cao đề kháng bởi chế độ ăn chay rất giàu chất xơ, protein, vitamin và ít chất béo bão hòa nên hỗ trợ cải thiện vóc dáng và ngăn ngừa bệnh tật rất tốt.

Tháng 7 nên ăn chay vào những ngày nào?

Hiện nay, không chỉ các phật tử Phật giáo ăn chay mà có rất nhiều người ăn chay để chăm sóc sức khỏe, không muốn giết hại động vật.

Họ có thể không ăn chay trường như các phật tử mà có thể lựa chọn ăn chay kỳ, phổ biến nhất là ăn chay nhị trai, tức là ăn chay vào 2 ngày mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng. Trong lịch ăn chay tháng 7, đây là 2 ngày quan trọng nhất trong tháng, không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tháng 7 cô hồn nhưng cũng là mùa Vu Lan báo hiếu của người làm con, đặc biệt với Phật giáo luôn đặt hiếu đạo lên hàng đầu. Trong các điều cầu phúc cho cha mẹ, không có điều phúc nào lớn bằng việc con cái có hiếu với bậc sinh thành.

Chính vì vậy mà người ta thường ăn chay rằm tháng 7 và mùng 1. 

Tại sao nên ăn chay vào ngày rằm và mùng 1 tháng 7?

Phật giáo quan niệm rằng ngày rằm và mùng 1 tháng 7 là thời điểm mà các chư tăng, phật tử tụ họp lại để nghe thuyết giảng kinh Phật, nên con người thường được khuyến khích nên ăn chay vào 2 ngày này.

Đây cũng là thời điểm mà Đức Phật phổ độ chúng sinh, ăn chay tháng 7 vào 2 ngày này công đức sẽ được ghi nhận, chứng giám và giải trừ nghiệp chướng.

Nên ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm tháng 7 

Xét về khoa học, ăn chay ngày rằm và mùng 1 hàng tháng sẽ giúp con người thanh lọc cơ thể dễ dàng, hạn chế được sự nóng nảy và hung bạo của bản thân. Từ đó giúp tâm trí thanh tịnh và minh mẫn hơn. 

Trên đây là những thông tin về ý nghĩa và những ngày ăn chay tháng 7. Hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về tục lệ này, từ đó thấu hiểu và thực hiện đúng cách giúp tích thêm phước đức và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan

scrolltop