Nguồn gốc và ý nghĩa tháng ăn chay Ramadan của người Hồi Giáo Ả Rập

Rất nhiều người đã từng nghe tới ăn chay Ramadan của người Hồi Giáo, tại Ả Rập. Nhưng phong tục độc đáo này xuất phát từ đâu và ý nghĩa như thế nào thì ắt hẳn ít ai biết được. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn mới mẻ về tháng nhịn ăn của Đạo Hồi tại Ả Rập nhé!

Nguồn gốc của tháng ăn chay Ramadan

Mohammed là một trong những nhà tiên tri nổi tiếng tại Ấn Độ. Trong một lần đi giảng kinh, ngài đã khuyên các đệ tử của mình nên chú ý tới chế độ ăn uống để bảo vệ thân thể khỏi các thế lực tà ác.

Chính vì vậy ngay trong tháng Ramadan, người Hồi Giáo quy định với nhau rằng chỉ cần nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc cho tới lúc mặt trời lặn là có thể bảo vệ mình tránh khỏi những tà ác không đáng có. Tất nhiên trừ những người bị bệnh, người mang thai và người làm việc nặng thì không nên áp dụng tháng nhịn ăn của Đạo Hồi này.

>>Tìm hiểu về ăn chay Đạo Cao Đài - truyền thống của nhiều người dân Nam Bộ

Nói nhịn ăn cả tháng không có nghĩa là bỏ ăn hoàn toàn. Theo đó người Đạo Hồi sẽ bù đắp bữa ăn của mình vào một bữa ăn buổi chiều, bữa ăn đó khá lớn được gọi là iftar. Bữa ăn này sẽ giúp người Đạo Hồi lấy lại năng lượng sau thời gian nhịn ăn mệt mỏi.

Cứ sau mỗi ngày, lúc mặt trời lặn thì người Đạo Hồi lại ăn uống và thực phẩm họ ăn là những thức quà truyền thống. Người Đạo Hồi nhịn ăn để học cách trân trọng lương thực thực phẩm, bày tỏ tấm lòng với những người kém may mắn hơn mình.

Tại khá nhiều quốc gia như Ấn Độ, Sudan, các tiểu vương quốc Ả Rập… thì những bữa ăn sau khi mặt trời lặn được tổ chức tại đường phố. Đây là cách con người vừa có thể ăn vừa ý thức được đến mọi người xung quanh.

Ramadan của người Đạo Hồi là tên gọi tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập. Theo từng năm, lịch ăn chay này cũng thay đổi và không có ngày tháng thống nhất cụ thể. Trong suốt 1 tháng nhịn ăn đó người Đạo Hồi nghiêm túc thực hiện quy định:

  • Không ăn, không uống sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn.
  • Không hút thuốc.
  • Không sinh hoạt tình dục.

Tại một số quốc gia cũng theo Đạo Hồi nhưng quy định: học sinh nhỏ tuổi, binh lính, công nhân lao động nặng, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh, người đi lại nhiều không cần nhịn ăn. Khi chấm dứt tháng chay, người Hồi giáo có lễ Eid al-Fitr.

>>Những ngày ăn chay của đạo Công Giáo ? Luật công giáo về ăn chay

Ý nghĩa của tháng ăn chay Ramadan

Tháng ăn chay Ramadan có ý nghĩa vô cùng to lớn với người dân Đạo Hồi. cụ thể:

  • Thực hiện Ramadan hoàn toàn là để có sự thông cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo còn chưa đủ ăn, đủ mặc.
  • Ăn chay theo Ramadan sẽ luyện cho con người sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất, để tạo thuận lợi cho việc sau này lên thiên đàng. Đồng thời phù hợp hơn với thời tiết của chúng vùng đất khắc nghiệt mà họ đang sinh sống.

>>Giải đáp thắc mắc: Ăn chay đạo Thiên Chúa như thế nào cho phù hợp?

Thời điểm thực hiện lễ Ramadan

Có lẽ bạn chưa hiểu hết thời gian thực hiện những ngày ăn chay Ramadan này như thế nào. Theo quy định tháng Ramadan quy định như sau:

  • Từ 1-10 Ramadan được coi là những ngày cầu nguyện để được “sự nhân từ của Allah” (God’s Mercy).
  • Từ 11-20 Ramadan được coi là những ngày “Allah xoá tội” (God’s Forgiveness).
  • Từ 20-30 Ramadan được coi là những ngày cầu nguyện để “tránh phải xuống Địa Ngục (Salvation from Hellfire)

Thời gian thực hiện nghi lễ Ramadan theo các năm như sau:

  • Năm 2016: 6 tháng 6 – 5 tháng 7 (Umm al-Qura)
  • Năm 2017: 27 tháng 5 – 24 tháng 6
  • Năm 2018: 16 tháng 5 – 14 tháng 6
  • Năm 2019: 6 tháng 5 – 3 tháng 6

Không chỉ là không được uống nước trà trong suốt quá trình thực hiện Ramadan mà ngay cả nước lọc cũng vậy. Người dân không được ăn và uống bất cứ thứ gì khi thực hiện nghi lễ này.

Cho tới 17h hàng ngày, những người dân tụ tập xung quanh đường Phố với những bữa ăn từ thiện. Bàn ghế được kê thành từng dãy tại vườn hoa hoặc những vỉa hè rộng. Cho dù là người giàu hay người nghèo, trước mặt những hộp thức ăn và những ly nước mát lành họ không vồ vập, không tranh giành nhau.

Trái lại họ tiến hành đọc nhẩm kinh Koran cho tới khi giáo đường vang lên tiếng loa thì mới bắt đầu cầu nguyện: “Không có thần linh nào xứng đáng để được tôn thờ ngoài Thượng đế (Allah), và Muhammad là Thiên sứ của Ngài”.

Sau đó mọi người bắt đầu ăn uống. Người giàu bắt đầu ăn uống linh đình, người nghèo ăn uống cũng không kém phần thoải mái. Tiếp theo những câu chuyện râm ran, những trò chơi, những đôi nam nữ… bắt đầu đi tản bộ nói chuyện. Họ chơi thật khuya mới bắt đầu về nhà nghỉ ngơi.

Cho tới 2-3h sáng sẽ có những người cầm theo một cái trống nhỏ, tiếng rất đanh, vừa đi thong thả vừa đánh theo nhịp ngũ liên, vừa hô to để đánh thức mọi người dậy lo nấu nướng, kịp ăn uống trước khi mặt trời mọc để sang một ngày nhịn mới.

Kết luận

Mong rằng với những thông tin về tháng ăn chay Ramadan như trên quý khách hàng đã hiểu hơn về tháng ăn chay của người Đạo Hồi này. Nếu phân vân về phong tục này, muốn tìm hiểu sâu hơn, mọi người có thể chia sẻ thêm thông tin tại bài viết này nhé!

Bài viết liên quan

scrolltop