Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh gan, phần lớn mọi người đều lo âu quá mức. Lời khuyên đầu tiên dành cho bạn sau khi được chẩn đoán bệnh đó là hãy xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh và kết hợp chế độ luyện tập hợp lý.
Bởi mọi thứ tiêu hóa đều ảnh hưởng trực tiếp đến gan, đây là lý do vì sao cần một chế độ ăn uống cho người bệnh gan đặc biệt.
- Da xuất hiện những biểu hiện như: dễ thâm tím, ngứa da, vàng da
- Đau bụng phần sườn phải
- Sưng ở chân và mắt cá chân.
- Buồn nôn, nôn và ăn không ngon miệng
- Đầy hơi, đau bụng
- Sốt và mệt mỏi
- Nước tiểu có màu vàng đậm
- Gan to hoặc không to
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, gan được ví như “một nhà máy kỳ diệu” trong cơ thể mà không có một thiết bị nhân tạo hay cơ quan nào khách có thể đảm nhận được vai trò vô cùng phức tạp của gan.
Khi gan có bất kỳ một bệnh lý nào đấy sẽ khiến “nhà máy” hoạt động đình trệ, và nó cần thời gian để gan được sửa chữa và phục hồi. Trong quá trình này chế độ ăn uống cho người bệnh gan đóng vai trò quan trọng, nếu không hợp lý sẽ khiến tình trạng gan nặng nề hơn và cần thời gian dài để phục hồi.
- Đa dạng khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp gan hoạt động tốt hơn và duy trì cân nặng ở mức cho phép.
- Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính bạn nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày để cung cấp đủ calo. Không ăn quá no trong một bữa, nên ăn no vào buổi sáng và ăn nhẹ vào buổi chiều và tối tránh cảm giác buồn nôn và nôn.
- Không kiêng khem quá mức, mà cần xây dựng bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đủ năng lượng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xây dựng chế độ ăn về lượng protein và chất lỏng cần tiêu thụ mỗi ngày.
- Ưu tiên những thực phẩm được chế biến đơn giản như luộc, hấp, salad..
- Bữa ăn cuối cùng trước giờ đi ngủ cách khoảng 3 - 4 giờ.
Thay vì ăn những chất béo có nguồn gốc động vật, người mắc bệnh gan nên ăn những chất béo có có nguồn gốc thực vật và cá béo như: dầu oliu, bơ, dầu hướng dương, dầu hạt cải… cùng các loại cá như cá hồi, cá ngừ…
Bởi khi gan bị tổn thương thì lập tức trong bào tương sản sinh ra những giọt mỡ để bóp nghẹt nhân của tế bào và giết chết tế bào đó, đây còn được gọi là hiện tượng thoái hóa mỡ. Vì vậy chế độ ăn uống cho người bệnh gan cần phải loại bỏ nếu lipid, không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng…
Ăn nhiều rau xanh và củ quả như: bầu, bí, cà chua, bắp cải, quýt, táo… sẽ cung cấp lượng vitamin và các khoáng chất thiết yếu để gan hoạt động bình thường.
Các loại họ đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành… người bệnh gan cũng cần bổ sung vào thực đơn để hỗ trợ khả năng làm mát, giải độc gan và cung cấp năng lượng cũng như tái tạo và phục hồi.
Tăng cường chất tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt từ gạo, mật ong, các loại trái cây tươi...giúp cung cấp đủ năng lượng và gan phục hồi tốt hơn.
Những người mắc bệnh gan cần giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của mình xuống dưới 5g mỗi ngày, bởi muối có thể khiến cơ thể bạn bị giữ nước. Sự tích tụ chất lỏng này khiến cơ thể bị phù. Lời khuyên dành cho những người bệnh gan lúc này đó là cần hạn chế ăn những thực phẩm như: Thực phẩm đông lạnh; thịt xông khói, xúc xích; thực phẩm đóng gói sẵn; đồ ăn nhanh; súp; muối; các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên, xào…
Bạn nên tránh rượu, bia hoàn toàn… bởi những chất chứa cồn này là kẻ thù số một của gan, chúng sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn càng thêm trầm trọng hơn.
Ngoài ra, nếu bạn xuất hiện tình trạng phù nên hạn chế tiêu thụ chất lỏng. Các loại nước ngọt, sữa, nước trái cây hay những loại đồ uống khác và bất cứ thức uống nào chứa chất lỏng nhiều, kể cả súp bạn cũng cần hạn chế.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về phác đồ điều trị cũng như lượng chất lỏng mà bạn nên hấp thụ mỗi ngày.
Các loại hải sản như tôm, cá ngừ, cá thu, cá kiếm… là những loại thực phẩm chứa nhiều thủy ngân và cholesterol khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa khác chất, tình trạng này khiến gan trở nên trầm trọng hơn.
Việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn ở giai đoạn đầu. Vì vậy, người bệnh cần cố gắng kiên trì tạo ra những thay đổi ngày một. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và chế độ ăn uống sẽ khiến sức khỏe của bạn tốt hơn.