Ăn chay – Nên ăn ở độ tuổi nào thì phù hợp?

Với xã hội hiện đại, con người dần tìm đến cuộc sống xanh – khỏe. Và ăn chay chính là phương pháp ăn uống được nhiều người lựa chọn. Vậy ăn chay như thế nào cho đúng, nên ăn ở độ tuổi nào thì phù hợp?

Ăn chay là gì?

Ăn chay là một phương pháp ăn uống lành mạnh và cân bằng, theo đúng lối sống xanh – khỏe. Bạn có thể hiểu đây là phương pháp thực hành kiêng ăn thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản và thịt của bất kỳ động vật nào khác), và cũng có thể bao gồm kiêng các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ động vật.

Ăn chay thường là theo quan niệm, đạo đức, tôn giáo, bắt nguồn từ đạo Phật giáo. Nhưng với xã hội hiện đại ngày nay, ăn chay không bó buộc theo bất kỳ điều gì, mà được nhiều đối tượng, tầng lớp hưởng ứng.

ăn chay ở độ tuổi nào

                                            Thực đơn ăn chay thường là thực vật
Thực đơn ăn chay thường ăn chính là rau củ, các loại hạt, trái cây…các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Ăn chay cũng được chia thành các chế độ, việc có dùng các sản phẩm sữa và trứng hay không còn tùy thuộc vào các hình thức ăn chay. Các loại hình ăn chay phổ biến nhất bao gồm:

- Lacto-ovo: Những người theo chế độ này không ăn thịt động vật, nhưng tiêu thụ sản phẩm sữa và trứng.

- Lacto: Chế độ này không ăn thịt động vật và trứng, nhưng tiêu thụ sản phẩm sữa.

- Ovo: Những người không ăn tất cả các sản phẩm động vật ngoại trừ trứng.

- Ăn chay thuần: Không ăn tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Nên ăn chay ở độ tuổi nào?

nên ăn chay ở độ tuổi nào


Trên thực tế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, một chế độ ăn chay khoa học và hợp lý, đáp ứng nhu cầu đầy đủ về dinh dưỡng hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả các độ tuổi, đối tượng. Từ trẻ em, người già, phụ nữ mang thai hay người có bệnh lý.

Dù vẫn chưa có một đáp án chính xác nào về độ tuổi ăn chay của trẻ em. Nhưng theo kiến nghị của các chuyên gia y tế, ngoài những em bé được sinh ra từ các bà mẹ ăn chay trường, thì các bé còn lại chỉ nên áp dụng chế độ ăn chay sau khi được 6 tháng tuổi, tức là thời kỳ ăn dặm của trẻ.

Theo lứa tuổi, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh cần phải kiêng cữ và cần được chú trọng dinh dưỡng nhất. Trẻ nhỏ trong độ tuổi sơ sinh, trẻ từ 3 đến 12 tuổi và độ tuổi vị thành niên từ 13 đến 19 tuổi lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Đây cũng là 3 giai đoạn phát triển quyết định đến sức khoẻ và sự phát triển tâm sinh lí của con người.

Với trẻ sơ sinh và trẻ em từ 3 tuổi trở lên, vì sức để kháng còn yếu nên tốt nhất là áp dụng ăn chay kì thay vì ăn chay trường tuyệt đối. Nghĩa là hạn chế thịt và các chất béo và sử dụng nhiều rau củ trong bữa ăn. Còn với các bệnh nhân ăn chay để giữ sức khoẻ thì nên nghe theo các tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Chính vì vậy, độ tuổi ăn chay là không cụ thể. Thay vào đó thì chúng ta cần biết cách ăn chay cho phù hợp với từng độ tuổi và đối tượng. Với chế độ ăn chay nói chung thì tất cả mọi người trong mọi lứa tuổi đều phải tuân thủ quy tắc cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Có nghĩa là phải tạo ra một thực đơn với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết bao gồm chất đạm, chất béo, chất xơ, sắt, vitamin và một số khoáng chất khác.Ngoài ra, không nên chỉ tập trung vào ăn một số món ưa thích, mà phải thay đổi thường xuyên và liên tục để bữa ăn trở nên phong phú hơn. Đối với những người mới bắt đầu ăn chay thì phải hiểu được nhu cầu cơ thể của mình.

Bài viết liên quan

scrolltop