Ăn chay 10 ngày: Nguồn gốc, ngày nào, ăn gì, ý nghĩa ra sao?

Ăn chay 10 ngày là một trong những nghi lễ được rất nhiều Phật tử áp dụng khi theo đạo Phật. Nguồn gốc của 10 ngày ăn chay, ý nghĩa của những ngày này là gì? Phật tử nên ăn gì vào 10 ngày này để có sức khỏe tốt, đảm bảo thực hiện đúng nghi lễ tôn giáo này?

Nguồn gốc, ý nghĩa ăn chay 10 ngày

Nguồn gốc 10 ngày ăn chay trong tháng

Ăn chay là một cách để thể hiện lòng từ bi của mình với thế giới xung quanh. Đây là cách để các Phật Tử hướng về sự bình đẳng trong tâm hồn, không sát sinh, từ bi hỉ xả. Từ đó mang lại tự thanh tịnh trong nghiệp của mình.

Không nhất thiết bạn phải ăn chay 10 ngày 1 tháng, mà tùy vào tâm và lòng tin của con người về Phật Giáo. Các Phật tử ăn chay 10 ngày trong vòng một tháng được gọi là thập trai.

Ăn chay 10 ngày phân bổ đều các ngày trong tháng. Theo nguồn gốc của Đạo Phật thì việc phân bổ những ngày ăn chay này để nhắc nhở những người theo tôn giáo này không tụ tập ăn uống, nên mở rộng tấm lòng từ bi của mình và không sát sinh động vật để làm thực phẩm cho mình ăn uống.

Mục đích ăn chay 10 ngày trong tháng

Một tháng 10 ngày ăn chay giúp cuộc sống con người thêm tươi mới hơn. Ý nghĩa 10 ngày ăn chay được rất nhiều Phật tử đánh giá cao.

Toàn bộ sự vật trên đời này đều có duyên, có ý nghĩa cộng sinh với nhau. 10 ngày ăn chay nhắc nhở Phật tử sống bình đẳng, sống từ bi hỷ xả, sống thật ý nghĩa và chăm chỉ hơn tháng cũ. Hãy khởi động một tháng mới tươi mới hơn, hạnh phúc hơn.

Ăn chay 10 ngày là những ngày nào?

Khi thực hiện ăn chay theo Phật Giáo, tín đồ cần nắm rõ những ngày ăn chay trong 10 ngày này bao gồm các ngày: mùng 1, mùng 8, ngày 14, ngày 15, ngày 18, ngày 23, ngày 24, ngày 28, ngày 29 và ngày 30 âm lịch hàng tháng.

Ăn chay 1 tháng 10 ngày gắn với 10 vị Phật trong tôn giáo này:

  • Mùng 1: Ứng với ngày đạt Đạo của Định Quang Phật

  • Mùng 8: Ứng với ngày đạt Đạo của Dược Sư Như Lai

  • Ngày 14: Ứng với ngày đạt Đạo của Phổ Hiền Bồ Tát

  • Ngày 15: Ứng với ngày đạt Đạo của A Di Đà Như Lai

  • Ngày 18: Ứng với ngày đạt Đạo của Quan Âm Bồ Tát

  • Ngày 23: Ứng với ngày đạt Đạo của Thế Chí Bồ Tát

  • Ngày 24: Ứng với ngày đạt Đạo của Địa Tạng Vương Bồ Tát

  • Ngày 28: Ứng với ngày đạt Đạo của Tỳ Lư Đà Na Phật

  • Ngày 29: Ứng với ngày đạt Đạo của Dược Vương Bồ Tát

  • Ngày 30: Ứng với ngày đạt Đạo của Thích Ca Như Lai.

Ý nghĩa ăn chay tháng 10 ngày của Phật tử

Ăn chay 10 ngày là ngày nào? Mỗi ngày ăn chay của Phật tử sẽ có những ý nghĩa riêng. Tính cách dưỡng khí của 10 ngày ăn chay tương ứng với 10 vị Phật về phần Đạo: từ bi hỷ xả, ít sinh bệnh hoàn, bác ái, nhẫn nhịn…

  • Ngày mùng 1: Tiêu trừ những nghiệp chướng của bản thân.

  • Mùng 8: Tiêu trừ những nghiệp chướng, tăng thêm công đức của chính mình.

  • Ngày 14: Tiêu trừ những điều ác, tăng thêm những điều thiện cho bản thân.

  • Ngày 15: Tiêu trừ những điều sát sinh, tăng thêm an vui và trí tuệ cho muôn người.

  • Ngày 18: Tiêu trừ nghiệp chướng và tuổi thọ tăng thêm

  • Ngày 23: Loại bỏ những nghiệp chướng và sát sinh cho muôn loài.

  • Ngày 24: Tiêu trừ những nghiệp chướng, tăng thêm trí tuệ, diệt trừ những phiền não của con người.

  • Ngày 29: Loại bỏ bệnh tật, những ác nghiệp và từ đó tăng thêm nhiều điều thiện nguyện.

  • Ngày 30: Thêm phần phước đức cho đời.

Thực đơn mẫu ăn chay kỳ 10 ngày

Thực đơn cho lịch ăn chay 10 ngày bạn có thể tham khảo như sau:

Ngày thứ nhất (mùng 1 âm lịch)

  • Bữa sáng: Bánh mì chiên

  • Bữa trưa: Bún trộn chay, canh bí đỏ, cải chíp sốt dầu hào

  • Bữa tối: Cơm, đậu hũ xào cà chua, canh khổ qua

Ngày thứ hai (mùng 8 âm lịch)

  • Bữa sáng: Mì Ý thịt bằm chay

  • Bữa trưa: Mì bò viên

  • Bữa tối: Cơm, nấm kho, rau xào thập cẩm

Ngày thứ ba (ngày 14 âm lịch)

  • Bữa sáng: Bánh bao chay

  • Bữa trưa: Bánh mì chay

  • Bữa tối: 2 bát cơm, salad rau củ, canh cải thảo, nấm xào sả ớt.

Ngày thứ tư (ngày 15 âm lịch)

  • Bữa sáng: Bánh mì chay

  • Bữa trưa: Cơm, salad chay, đậu hũ, canh cải xanh

  • Bữa tối: Cơm, đậu phụ và bơ

Ngày thứ năm (ngày 18 âm lịch)

  • Bữa sáng: Bún chay

  • Bữa trưa: Cơm, canh bí đỏ, khoai tây kho nấm, đậu hũ.

  • Bữa tối: Miến xào thập cẩm, salad dưa chuột và hành tím

Ngày thứ sáu (ngày 23 âm lịch)

  • Bữa sáng: Bún riêu chay

  • Bữa trưa: Cơm, bầu luộc, củ xào, canh rau xanh

  • Bữa tối: Mì xào sốt cà chua

Ngày thứ bảy (ngày 24 âm lịch)

  • Bữa sáng: Xôi gấc

  • Bữa trưa: Cơm, canh cải thảo, mướp đắng hầm

  • Bữa tối: Mì bò viên

Ngày thứ tám (ngày 28 âm lịch)

  • Bữa sáng: Xôi lạc

  • Bữa trưa: Cơm, rau ngót và mít non

  • Bữa tối: Cơm, súp bào ngư, nem

Ngày thứ chín (ngày 29 âm lịch)

  • Bữa sáng: Sữa chua dâu tây

  • Bữa trưa: Cơm, sushi chiên giòn, canh mồng tơi

  • Bữa tối: Miến trộn chay

Ngày thứ mười (ngày 30 âm lịch)

  • Bữa sáng: Sữa đậu nành, chuối

  • Bữa trưa: Cơm, đậu phụ nấm rơm kho, canh chua

  • Bữa tối: Cơm, chả chay, canh đậu phụ hẹ

Hy vọng với lịch ăn chay tháng 10 ngày như trên Phật tử sẽ biết được nên ăn gì, ăn như thế nào và ăn vào ngày nào hợp lý. Ăn chay 10 ngày khá đơn giản, tín đồ cần có phương án ăn uống cho hợp lý, giữ gìn sức khỏe để đảm bảo có được cơ thể khỏe mạnh nhất.

Bài viết liên quan

scrolltop