Tiểu đường và giải pháp hỗ trợ điều trị theo thực dưỡng

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị tiểu đường theo thực dưỡng như thế nào? Nutri Ancan sẽ chia sẻ đến bạn giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả theo thực dưỡng.

dinh dưỡng cho người tiểu đường

1.Biến chứng tiểu đường có thực sự nguy hiểm?

Người mắc tiểu đường thời gian dài, càng lâu thì càng khó kiểm soát được lượng đường có trong máu. Khi đó nguy cơ xảy ra các biến chứng tăng lên, chúng phát triển dần dần, nếu nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Các biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh đó là:

- Bệnh tim mạch: Người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… cao hơn so với bình thường.

- Tổn thương thần kinh: Lượng đường dư thừa trong máu làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, nhất là ở chân. Vì vậy, người bệnh thường có cảm giác ngứa, tê hoặc đau ở đầu ngón tay hoặc ngón chân và ngày càng lan rộng ra. Nếu để kéo dài, người bệnh có thể bị mất cảm giác. Ngoài ra, khi các dây thần kinh bị tổn thương, ở hệ tiêu hóa còn gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Tổn thương thận: Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các tổ chức của thận. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị suy thận hoặc với những người đã mắc bệnh thận đã ở giai đoạn cuối thì cần phải chạy thận.

- Tổn thương mắt: Khi bị mắc bệnh này, các mạch máu của võng mạc có thể bị tổn thương và có khả năng mắc các bệnh về thị lực nghiêm trọng khác như đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp, xuất huyết võng mạc…

- Bệnh Alzheimer: Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn người bình thường.

Với phụ nữ mang thai, các biến chứng có thể gặp:

- Ở người mẹ có thể mắc chứng bệnh tiền sản giật với các biểu hiện như: huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng chân. Không những vậy, thai phụ còn có nguy cơ mắc bệnh lý này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, khi về già có thể phát triển thành bệnh tiểu đường, điển hình là tiểu đường tuýp 2.

- Ở thai nhi có thể phát triển nhanh hơn so với tuổi, có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Nếu người mẹ không theo dõi và điều trị, trẻ có nguy cơ bị tử vong trước hoặc sau khi sinh.

2.Điều trị tiểu đường hiệu quả theo thực dưỡng

- Đối với bệnh tiểu đường type 1 (phụ thuộc insulin):

Những thức ăn chính: Người tiểu đường nên sử dụng cơm gạo lứt là món chính. Có thể kết hợp với đậu đỗ hay các loại hạt như cơm gạo lứt trộn kê, cơm lứt trộn xích tiểu đậu (đậu đỏ) ăn với muối mè, mỗi chén cơm ăn từ 1-2 muỗng muối mè (tỉ lệ 1 muối biển/15 mè). Đặc biệt, khi ăn thực dưỡng nên nhai kỹ rồi mới nuốt.

Những thức ăn phụ: Rau củ xào khô (tekka), củ hành xào miso, súp tóc tiên (Hijiki) cá chép, súp cá cơm hầm, cá cơm kho rim, cháo nhừ xích tiểu đậu + phổ tai + bí rợ (bí ngô), súp cà rốt +  ngưu bàng.

Nên dùng thêm rong biển wakame, rong phổ tai, củ hành, hành ta, củ cải khô muối.

Thức uống: trà gạo lứt rang, trà gạo + trà ban cha (Trà 3 năm), trà phổ tai (kombu).

Thức ăn nên hạn chế trong thời gian bệnh:

+Hạn chế các ngũ cốc trắng tinh chế, cơm gạo xát trắng.

+Tránh các loại thức ăn động vật, thịt có màu đỏ, các loại hải sản (ngoại trừ cá chép, cá cơm, cá bống dậm, tép riu, tép muỗi).

+Các loại thực phẩm chế biến từ đường và sữa.

+Các loại trái cây, dấm, gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu...

+Các loại cà muối, dưa chua, măng.

+Chú ý là không nên dùng dấm ăn dù là dấm nuôi sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.

- Bệnh tiểu đường Type 2 (không phụ thuộc Insulin):

Thức ăn chính: Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt kết hợp cùng đậu đỏ (tỉ lệ gạo/đậu là 5/1), bánh mì lứt. Nếu được, hãy nhai kỹ trên dưới 100 lần rồi mới nuốt.

Thức ăn phụ:  Súp cà rốt + ngưu báng (nấu trong 35 phút)

Cháo hồ xích tiểu đậu (đậu đỏ) + phổ tai (kombu) + bí rợ (bí ngô).

Cá chép chưng, súp cá chép (ăn từ ít đến nhiều tùy tình trạng lao động hàng ngày, tăng lượng từ từ).

Trong các loại rau đậu có thể ăn thêm củ cải trắng, bí đao…

Thức uống: Nước súp rau củ, trà bancha (trà 3 năm), trà gạo lứt rang…

Các thức ăn nên tránh giống như những người tiểu đường Type 1.

Với người tiểu đường, có thể ăn bài số 7 (gạo lứt muối mè) trong khoảng 1 tháng, sau đó ăn xuống bài số 6, số 5. Ăn theo nhu cầu và thể trạng người bệnh.

Ngoài ra, để kiểm soát tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh, người tiểu đường nên tập thể dục hàng ngày để giúp làm giảm cân như: tập khí công, vẩy tay dịch cân kinh, đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập gym, chạy bộ, tập yoga… Việc vận động ra mồ hôi ra hàng ngày sẽ giảm lượng đường cao trong cơ thể.

Người tiểu đường cũng nên sử dụng những thức uống thực dưỡng không chứa đường, không chất béo thay thế sữa hữu cơ, sữa động vật. 

3. Thực dưỡng miễn dịch Nutri Ancan - Thức uống lý tưởng cho người tiểu đường

thực dưỡng miễn dịch nutri ancan

Thực dưỡng miễn dịch đầu tiên tại Việt Nam Nutri Ancan với sự kết hợp hài hòa giữa các thực phẩm quân bình âm dương, tạo nên một dòng sản phẩm quân bình, tốt cho người tiểu đường.
Với thành phần chính từ gạo lứt huyết rồng nảy mầm và các loại đậu đỗ, hạt kê, mè đen giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, nhờ hoạt chất Beta - Glucan có trong nấm Agaricus Blazei Murill, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng Beta - Glucan hàng ngày theo đường uống sẽ có khả năng giảm các vết loét do biến chứng bệnh tiểu đường.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, một chế độ ăn giàu Beta - Glucan trong 3 tuần giúp cải thiện mức insulin và cholesterol trong máu ở những người tiểu đường.

Chính vì vậy, sử dụng từ 1-3 ly Nutri Ancan mỗi ngày sẽ là một bữa ăn phụ lý tưởng cho người tiểu đường. 

Bài viết liên quan

scrolltop