Chỉ số đường huyết người bình thường bao nhiêu an toàn?

Chỉ số đường huyết thể hiện một phần tình trạng sức khỏe, qua đó giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được cơ thể có đang mắc các bệnh về tiểu đường hay không.

Những điều bạn chưa biết về chỉ số đường huyết 

Đối với cơ thể con người thì đường rất quan trọng, nó giúp con người có đủ năng lượng để hoạt động và làm việc. Nhưng lượng đường trong cơ thể mà nhiều hoặc ít quá đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Vậy làm sao để xác định lượng đường trong máu là ít hay nhiều? Đó là lúc mà các chuyên gia y tế đo lường lượng đường bằng chỉ số đường huyết (GL). Đây là chỉ số giúp đo nồng độ đường trong máu, đơn vị đo là mg/dl, mmol/L. 

Có thể bạn chưa biết: chỉ số này không hề cố định mà nó sẽ thay đổi trong từng ngày, từng giờ. Ví dụ như: lượng đường huyết lúc no, lúc đói, sau ăn, HbA1C, đường huyết trước khi đi ngủ sẽ có sự khác biệt ở từng thời điểm.

Vì vậy, khám bệnh định kỳ và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên rất quan trọng. Sẽ giúp phát hiện được bệnh tiểu đường sớm, từ đó có những biện pháp điều trị bệnh kịp thời. 

Chỉ số đường huyết nói lên điều gì?

Đây là chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng đường huyết khi cơ thể hấp thụ các loại thức ăn như: bánh ngọt, cơm, bánh mỳ,...

Dựa vào chỉ số này, chúng ta có thể nhận biết tình trạng bệnh: có bị tiểu đường hay không và đang trong giai đoạn nào của bệnh. 

Người bình thường có chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?

Với những người bình thường thì chỉ số đường huyết ở mức độ an toàn sẽ nằm ở ngưỡng như sau:

- Chỉ số bình thường luôn ở mức < 140 mg/dL (tương đương 7,8 mmol/l).

- Chỉ số lúc đói < 100 mg/dL (tương đương < 5,6 mmol/l).

- Chỉ số sau bữa ăn < 140 mg/dL (tương đương 7,8 mmol/l).

- Giá trị của chỉ số HbA1C < 5,7%. Chỉ số này thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Vì vậy, để xác định được bạn có bị tiểu đường hay không thì điều đầu tiên bạn phải nắm được đó là chỉ số đo đường huyết HbA1C.

>>> Xem thêm:

Làm sao để duy trì chỉ số đường huyết tốt?

- Để có một cơ thể khỏe mạnh và duy trì mức độ đường huyết tốt và ổn định thì cần phải có chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, trái cây, không uống rượu bia, đồ uống có ga, nhiều đường, đồ uống có cồn, chất kích thích,...Đồng thời nên luyện tập thể dục hàng ngày vừa tăng cường sức khỏe vừa giúp ổn định đường huyết.

- Một số loại thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt là: các loại quả mọng, nho, dâu,... nên trong khẩu phần ăn hàng ngày bạn nên bổ sung thêm những loại quả này.

- Ngoài ra, người mắc các bệnh về tiểu đường nói chung, tuýp 1, tuýp 2 nói riêng đều cần phải nạp vào cơ thể một lượng sữa nhất định. Bởi vì trong sữa có chứa enzyme và protein rất tốt cho cơ thể, giúp cho quá trình chuyển hóa đường diễn ra chậm hơn, hạn chế tình trạng kháng insulin hiệu quả. Nên sữa cực kỳ tốt cho việc điều chỉnh chỉ số đường huyết ổn định.

- Theo dõi đường huyết thường xuyên cũng là một trong những cách giúp duy trì chỉ số này ở mức độ ổn định.

- Đặc biệt trong chế độ ăn hàng ngày, không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Một bữa sáng với các món ăn lành mạnh sẽ giúp duy trì và kiểm soát chỉ số đường huyết cho cả ngày dài hoạt động. Như các loại món ăn chứa nhiều: protein, chất béo, tinh bột cộng với các loại hoa quả, trái cây hoặc các loại hạt ngũ cốc sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định cho cơ thể.

Nutri Ancan hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp các bạn có được một sức khỏe tốt hơn và duy trì chỉ số đường huyết ở mức độ an toàn. Giúp giảm tác hại và phòng ngừa sự ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với cơ thể.

Bài viết liên quan

scrolltop